Triển vọng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển nên thị trường ngành ô tô là một thị trường nóng hơn bao giờ hết. Theo con số thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2017 lượng ô tô xuất kho vào khoảng 400.000 chiếc. Cùng với việc năm 2018 Việt Nam chính thức bắt đầu thực hiện theo Hiệp định TPP được ký vào năm 2016 mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành ô tô Việt Nam. Vào năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô xuống mức 0%, trong khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu xe và các trang thiết bị về Việt Nam để lắp ráp và phân phối. Nhận thấy thị trường ô tô đang có sức hút trở lại nên triển vọng tuyển sinh vào ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cũng dần lấy lại được phong độ và đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều thí sinh.

Một số trường Đại học lớn ở Việt Nam đang tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô như: Đại học bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội,… Trong những năm trước, ngành này được mở ra với sự mới lạ và sức hấp dẫn riêng đã thu hút được nhiều thí sinh đăng ký dự thi. Nhưng nhu cầu thực tế của ngành trong nền kinh tế lại có xu hướng chững lại, điều này làm cho nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên gây ra lo lắng cho thí sinh đăng ký dự thi. Nhưng đến thời điểm 2018, với sự biến động của thị trường thì ngành này đã có xu hướng quay trở lại trở thành ngành hot nhất hiện nay.

Tùy theo từng trường mà thời gian đào tạo khác nhau, hệ Đại học có trường đào tạo 4 năm nhưng có trường đào tạo 5 năm. Theo học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô thì sinh viên được đào tạo đầy đủ kỹ năng về tính toán, thiết kế về động cơ đốt trong của ô tô; khai thác bảo dưỡng, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô; đào tạo về hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển; kiến thức về quản trị kinh doanh, kinh tế để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngành học này khá này có chương trình đào tạo khá nặng so với các chuyên ngành khác, đòi hỏi những thí sinh yêu công nghệ, thích sáng tạo, có tư duy logic, cẩn thận và kiên trì thì mới theo được ngành này. Chính vì vậy, các trường đào tạo ngành này chủ yếu tập trung vào chất lượng giảng dạy, cho sinh viên thực hành trực tiếp tại các showroom, trung tâm bảo dưỡng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng đào tạo.

Sau khi ra trường, sinh viên có nhiều cơ hội về việc làm như làm việc cho các tập đoàn, công ty về công nghệ sản xuất ô tô, Cơ quan tư vấn về chuyển giao công nghệ liên quan đến ô tô và giao thông vận tải, nghiên cứu đào tạo chuyên sâu về ô tô cho các trường Đại học Cao đẳng. Trở thành kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng lắp ráp ô tô, nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô,…

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay các công ty về lắp ráp và sản xuất ô tô chưa được nhiều và chủ yếu là liên doanh với các công ty nước ngoài. Việc phát triển thị trường ngành này được coi là triển vọng trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Nhưng đây cũng là cơ hội để các cử nhân, kỹ sư có cơ hội được làm việc giao lưu với người nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật. Với thị trường có nhiều biến động theo hướng tích cực, nên mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho các kỹ sư, cử nhân sau khi ra trường.

5/5 - (1 bình chọn)